Tiêu chuẩn thiết kế và thi công phòng sạch bệnh viện

Phòng sạch bệnh viện là một hạng mục đòi hỏi sự quan tâm lớn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Ngày nay nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn. Kéo theo đó nhu cầu xây dựng bệnh viện ngày càng lớn, và tất nhiên là nhu cầu xây dựng phòng sạch cũng nhiều theo. Vì bệnh viện là khu vực đòi hỏi mức độ sạch cao, nhất là đối với phòng mổ. Vậy khi xây dựng phòng sạch bệnh viện chúng ta cần biết những gì? 


Phòng sạch bệnh viện là gì?

Khái niệm

Phòng sạch bệnh viện là một khu vực được kiểm soát các yếu tố như: mật độ và kích thước hạt bụi, áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, nhiễm chéo, … để phục vụ công việc chăm sóc và chữa bệnh trong bệnh viện.

Khu vực nào trong bệnh viện cần phòng sạch?

Các khu vực yêu cần áp dụng phòng sạch trong bệnh viện là: Phòng thí nghiệm, Phòng mổ, Khu điều trị tích cực, Phòng hồi sức hậu phẫu thuật, Phòng tiểu phẫu, Hành lang mổ, Khu bảo quản vô trùng, Đơn vị điều dưỡng (đơn vị chăm sóc đặc biệt ICU, CCU, NICU, v.v.), Phòng dụng cụ sạch, …

 

Tiêu chuẩn phòng sạch bệnh viện

Các tiêu chuẩn áp dụng

Khi áp dụng phòng sạch chúng ta cần phải biết đến các tiêu chuẩn như ISO 14644, FED STD 209E. Đối với các phòng sạch trong ngành y tế chúng ta phải áp dụng thêm các tiêu chuẩn GMP như GMP WHO, GMP EU.

Ngoài ra có một số tiêu chuẩn mà chúng ta cần phải đáp ứng khi xây dựng phòng sạch bệnh viện ở Việt Nam như:

  • Số liệu khí hậu trong thiết kế xây dựng: Tiêu chuẩn 4088 – 1985
  • Thiết kế thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm : Tiêu chuẩn TCVN 5687 – 1992
  • Tiêu chuẩn giúp phòng và chống cháy cho nhà và công trình: Tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995

Các cấp độ sạch cho từng khu vực

Trong bệnh viện không phải tất cả đều sẽ cần môi trường kiểm soát, tuy nhiên trong bệnh viện cũng có khá nhiều khu vực cần phải kiểm soát. Dưới đây là một số khu vực yêu cầu phải áp dụng phòng sạch và tiêu chuẩn cấp độ sạch áp dụng cho nó:
Phòng mổ: Khu vực yêu cầu độ sạch cực cao, cấp độ sạch đề xuất cho phòng mổ là ISO 5 – ISO 7, tương đương với Class 100 – Class 10.000. Hiện nay đa số phòng mổ ở các bệnh viện đang ở mức Class 10.000
Phòng tiểu phẫu: Hiện nay các phòng tiểu phẫu thường ở cấp độ sạch Class 100.000 tương đương với ISO 8
Hành lang mổ: Hành lang mổ thường được thiết kế ở cấp độ sạch Class 100.000
Khu vô trùng: Khu vực có kiểm soát
Hồi sức: Khu vực có kiểm soát
ICU, CCU: Khu vực có kiểm soát

 

Thiết kế phòng sạch bệnh viện

Chú ý khi thiết kế phòng sạch bệnh viện

Trong giai đoạn thiết kế xây dựng mới và tái thiết bệnh viện, cần nghiên cứu, phân tích đầy đủ các điều kiện cụ thể của bệnh viện để lựa chọn phòng sạch cho hợp lý. Vì phòng sạch cần trang bị các phòng phụ tương ứng, như phòng thay đồ nam và phòng thay đồ nữ, phòng tắm, phòng đệm và phòng sạch.

Các lối đi dành riêng cho vật dụng và bụi bẩn, phòng điều hòa sạch và hệ thống nguồn nhiệt và lạnh, v.v. cần chiếm diện tích xây dựng. Vì vậy, ở giai đoạn thiết kế, cần cân nhắc không gian và vị trí hợp lý trong giai đoạn thiết kế để tránh việc phải tuân theo cách bố trí phòng sạch ở giai đoạn sau, dẫn đến diện tích Không đủ, quá trình thanh lọc không hoàn hảo và không thể hoàn toàn sạch sẽ khu vực lõi. được bảo vệ.

Thiết kế cấp độ sạch

Phải xác định cấp độ sạch của phòng từ đó lựa chọn phương án thiết kế phù hợp.

Thiết kế hệ thống lọc khí

Hệ thống không khí trong phòng sạch bệnh viện là một yếu tố rất quan trọng để tránh các vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh, … gây hại cho con người. Mỗi một khu vực nhất định sẽ yêu cầu cấp độ sạch nhất định, từ đó chúng ta thiết kế hệ thống không khí phù hợp.
Lựa chọn kiểu luồng không khí trong phòng sạch là một yếu tố cần quan tâm. Ngoài ra tùy vào ứng dụng, chúng ta sẽ sử dụng kiểu áp suất âm hoặc áp suất dương và mức độ chênh áp phù hợp.
Ngoài những yếu tố trên, khi thiết kế hệ thống lọc và dẫn khí trong bệnh viện chúng ta cần phải chú ý những điều sau:

  1. Hệ thống ống dẫn khí phải càng ngắn, càng trơn nhẵn càng tốt, giảm các khúc gấp khuỷu tay và chọn loại lọc có áp suất tới hạn thấp để giảm sức cản của hệ thống.
  2. Sử dụng khí tươi ở trạng thái đã hút ẩm, đối với phương án sử dụng khí tươi từ hệ thống gió hồi thứ cấp có thể giảm tiêu tốn năng lượng cho việc làm lạnh.
  3. Hệ thống khí thải: Đối với hệ thống xử lý không khí tập trung và có lưu lượng khí thải lớn, có thể xem xét hệ thống thu hồi nhiệt, sử dụng khí thải để xử lý sơ bộ không khí sạch qua bộ trao đổi nhiệt ... nhưng phải tính toán đến hệ thống thu hồi nhiệt. Đối với và các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Khí thải gây ô nhiễm môi trường phải được lọc bằng hệ thống lọc trước khi thải ra ngoài. Đặc biệt chú ý đến cửa thoát khí và giữ khoảng cách với cửa hút gió tươi. Quy định: Cửa thoát khí mới phải được bố trí ở khu vực sạch cách mặt đất 5m, cách cửa gió 3m theo hướng nằm ngang và ở phía hướng gió của cửa gió mà không bị các nguồn ô nhiễm gây nhiễu.
     

Thiết kế hệ thống chiếu sáng

Đối với thiết kế chiếu sáng, chúng ta cần phải lựa chọn loại đèn phù hợp với cấp độ sạch, các phòng sạch có cấp độ sạch cao sẽ yêu cầu nhiều bộ lọc và chúng ta phải lựa chọn loại đèn phù hợp. Và một điều không thể thiếu khi thiết kế chiếu sáng là chúng ta phải đảm bảo đủ ánh sáng cho quy trình làm việc trong bệnh viện. Và môi trường phòng mổ được xác định mức độ sáng trong khoảng 300 – 700lux.

Thiết kế nhiệt độ, độ ẩm

Nhiệt độ và độ ẩm là 2 thông số cần thiết trong bệnh viện. Vì vậy khi thiết kế phòng sạch bệnh viện, chúng ta cần phải chú ý đến 2 thông số này. Nó sẽ đảm bảo khả năng làm việc, mức độ thoải mái của nhân viên y tế. Thông thường nhiệt độ trong phòng sạch bệnh viện sẽ vào khoảng 23 độ C, độ ẩm vào khoảng 50%.

 

Thi công phòng sạch bệnh viện

Trước khi vào giai đoạn thi công chúng ta phải biết bệnh viện sẽ bố trí phòng sạch ở khu vực nào. Khi tiến vào giai đoạn thi công, các nhà thi công phòng sạch sẽ tiến hành theo 5 bước như sau:
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và nhà máy sau đó tiến hành khảo sát khu vực lắp đặt phòng sạch. Các chuyên gia và kỹ sư của nhà thi công sẽ đo đạc các con số thực tế trước khi thi công.
Bước 2. Thiết kế phòng sạch đạt yêu cầu như chúng ta đã nói ở phần thiết kế ở phí trên. Bản vẽ thiết kế phòng sạch sẽ được bàn bạc và thông qua bởi chủ đầu tư trước khi thực hiện lắp đặt.
Bước 3. Tiến thành thi công phòng sạch bằng những thiết bị và vật liệu chuyên dụng, tuân thủ với những yêu cầu nghiêm ngặt trong thi công để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn phòng sạch đã thiết kế.
Bước 4. Kiểm tra nghiệm thu trước khi phòng sạch bệnh viện được đưa vào sử dụng.
Bước 5. Thực hiện bảo hành công trình phòng sạch

 

Những thiết bị cần thiết cho phòng sạch bệnh viện

  • Những thiết bị cần thiết cho phòng sạch bệnh viện có thể kể đến như:
  • Pass Box: Là một thiết bị không thể thiếu trong bệnh viện, nó được dùng để chuyển các mẫu vật như ống nghiệm và thiết bị, vật dụng nhỏ, … Tùy vào mục đích sử dụng cụ thể chúng ta sẽ sử dụng Dynamic Pass Box (động) hoặc Static Pass Box (tĩnh)
  • AHU, FFU: Đây là hai thiết bị xử lý hệ thống không khí cho phòng sạch. Với Air Handling Unit chúng ta sẽ cần hệ thống đường ống và các HEPA Box, còn FFU thì không.
  • Air Shower: Một số khu vực sẽ cần buồng thổi khí để làm sạch nhân viên trước khi vào phòng sạch.
  • Một số thiết bị phục vụ thí nghiệm như: BSC – Tủ an toàn sinh học, Laminar Flow Hood, ...

Ngoài những thiết bị phòng sạch trên, bệnh viện sẽ còn cần những thiết bị chuyên dụng cho công việc khám chữa bệnh khác nữa.
Bệnh viện là công trình không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay, do đó việc xây dựng bệnh viện cũng như phòng sạch cho nó là điều tất yếu. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách xây dựng phòng sạch bệnh viện.