Tĩnh điện và những tác hại trong sản xuất
Tĩnh điện sinh ra như thế nào?
Sự ma sát, áp lực, sự tiếp xúc hay tách rời là những nguyên nhân chính gây ra tĩnh điện. Quá trình này gọi là hiện tượng ma sát. Anh hưởng của tĩnh điện được dễ dàng nhận biết qua hiện tượng bị giật khi mở cửa xe hơi sau khi dừng xe lại. Loại vật liệu, cấu tạo vật liệu, lực nén, lực tách rời, độ ẩm liên quan xác định độ lớn của tĩnh điện. Những nhân tố này là căn nguyên của những băng tải và những hệ thống khác với những dây đai cách điện hoạt động như máy phát tĩnh điện, thậm chí một băng tải di chuyển chậm có khả năng làm hư hại những linh kiện điện tử.
Những thay đổi về môi trường như độ ẩm tương đối ảnh hưởng tới mức điện áp tĩnh điện tạo ra. Khi có độ ẩm thấp, những điện tích tĩnh cao hơn được phát ra. Tĩnh điện sẽ dễ nhận thấy hơn trong những tháng mùa đông, trong cả hai môi trường khô và môi trường có điều hòa không khí. Khi độ ẩm tăng tới 60% sẽ hạn chế tĩnh điện tạo ra bởi vì độ ẩm trên bề mặt của vật liệu sẽ giúp giảm đi những điện tích trên bề mặt của vật liệu. Nhưng độ ẩm ở 60% là qúa cao và gây ra nhiều vấn đề khác, như là bị gỉ thiết bị trong môi trường sản xuất.
Sự ma sát, áp lực, sự tiếp xúc hay tách rời là những nguyên nhân chính của tĩnh điện.
Tác hại của tĩnh điện
Sự bám dính gây ra bởi tĩnh điện:
Tĩnh điện trên bề mặt của vật thể, khi lớn đến mức độ thích hợp (khoảng 3000 volt) sẽ tạo ra một từ trường tĩnh điện, từ trường này sẽ tác động gây ra sự phân cực của các vật thể khi các vật thể này lọt vào trường tĩnh điện, việc phân cực này tạo ra lực hút Culon đủ lớn để hút cưỡng bức các vật thể này vào bề mặt của vật mang tĩnh điện.
Hiện tượng hút bụi này ảnh hưởng tới chất lượng của các qúa trình sản xuất cần sạch bề mặt như: In ấn, lắp đặt, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, tráng phủ, sơn, xi mạ và các qui trình sản xuất điện tử …v.v..
Bởi vậy, trong sản xuất chúng ta thường gặp phải các vấn đề khó chịu:
– Màng film, chai lọ bị bám dính bụi, tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
– Các bao bì làm ra không thể xếp ngay hàng
– Hỏa hoạn từ những nơi dễ cháy như dung môi in
– In không sắc nét, ‘kéo râu’
– Công nhân thường than phiền bị điện giật
– Phế phẩm tăng do người công nhân không muốn lại gần màng film…
– Quy trình đóng rót bị hút bụi, miệng túi bị hở…
Hiện tượng phóng điện gây ra bởi tĩnh điện:
Khi vật thể bị tích tĩnh điện tiến gần đến một vật thể được nối đất thì xảy ra hiện tượng phóng điện tức thì từ bề mặt vật thể xuống đất (mass), Với lượng điện áp tĩnh điện đủ lớn (khoảng 7000 volt) và điện trở tiếp xúc đủ nhỏ khi đó dòng phóng điện này tạo ra hồ quang điện (như nguyên lý sét đánh).
Hiện tượng này gây ra hư hỏng trong nghành sản xuất lắp đặt điện tử, và gây hỏa hoạn trong các nghành công nghiệp như: xăng dầu, gas, sản xuất bao bì, in ấn, tráng phủ …vv.
Giải quyết vấn đề tĩnh điện:
Hiện tượng tĩnh điện hầu hết dễ nhận thấy với những vật liệu cách điện, Nếu không được trung hòa bởi những điện tích tự do, tĩnh điện mất đi rất chậm. Những vật liệu cách điện cho phép những nhóm điện tích âm và điện tích dương hình thành. Khi những điện tích không thể di chuyển trên bề mặt của vật liệu này, việc nối đất không thể loại bỏ những điện tích này. Sự ion hóa là phương tiện duy nhất để loại bỏ tĩnh điện ở những vật liệu cách điện. Sự ion hoá các điện tử tự do trong không khí bằng phương pháp phân cực điện áp cao tạo ra liên tục luồng điện tích âm và điện tích dương. Những điện tích này sẽ kết hợp với những điện tích trái dấu trên bề mặt của vật liệu do đó triệt tiêu được tĩnh điện trên bề mặt cách điện.
thiết bị khử tĩnh điệnthiết bị chống tĩnh điện
Các thiết bị chống tĩnh điện có thể khử được các ion bằng cách trung hoà chúng