Buồng cách ly áp lực âm, virus Ebola không thể phát tán

Trước tình hình dịch bệnh Ebola diễn biến phức tạp tại các nước ở khu vực Tây Phi, các bệnh viện trong nước cũng đang tích cực hoàn tất công tác chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó khi có dịch Ebola.


Dịch Ebola đang hoành hành tại Tây Phi.

Bác sĩ đã tự tin chống dịch
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp -  Phó trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện chia sẻ: đến nay công tác chuẩn bị của khoa đối với dịch Ebola đã hoàn tất. Hiện tại khoa có 28 giường bệnh và tất cả các vụ dịch bệnh trước đây mỗi vụ dịch lại cung cấp một số trang thiết bị. 
Hiện tại về hạ tầng, bác sĩ Cấp cho biết có 4 buồng cách ly riêng biệt trong đó có buồng cách ly áp lực âm - áp suất buồng thấp hơn bên ngoài nên mầm bệnh không phát tán ra ngoài.

Theo đó, những bệnh nhân nghi ngờ sẽ cách ly trong buồng đó, có một vài bệnh nhân sẽ điều trị tại buồng đơn đặc biệt. Nếu nhiều bệnh nhân khoa có hai đến 5 buồng điều trị, có thể có 2 -3 giường sẽ xếp cùng giường với nhau.

Buồn cách ly áp lực âm được bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thiết kế dành cho những bệnh nhân có vi rút nguy hiểm, dễ lây lan phát tán. Phòng bệnh được ví như khách sạn "5 sao" có ti vi, tủ lạnh và các thiết bị phục vụ bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân. Phòng được thiết kế hai cửa từ hiện đại. Bác sĩ Cấp cho biết "phòng bệnh này đảm bảo vi rút không phát tán ra ngoài".

Còn về mặt nhân lực, khi tổ chức y tế thế giới thông báo, các thầy thuốc của khoa đã tìm các tài liệu về bệnh lý này. Sau khi bộ ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị, khoa tiếp nhận và tập huấn tại khoa, Bệnh viện có tập huấn tại bệnh viện, cùng đưa ra trao đổi vì bản thân hướng dẫn chẩn đoán điều trị khoa cũng là nơi chắp bút dự thảo.

Phòng điều trị cách ly đặc biệt nhất của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Còn trang bị phòng hộ đến bây giờ 1000 bộ quần áo bộ Y tế đã mua chưa về, chưa có quần áo đặc chủng nhưng bác sĩ Cấp cho biết các quần áo bảo hộ từ các mùa dịch khác còn khá nhiều đủ cho dùng trước mắt.

Không chỉ chuẩn bị về cơ sở, trang thiết bị để chiến đấu với dịch, các bác sĩ tại bệnh viện này đã được chuẩn bị tư tưởng. Về cơ bản hiểu biết của cán bộ công nhân viên về bệnh không còn lo ngại. Khi hiểu biết rõ ràng sẽ có ý thức phòng bệnh, điều trị bệnh, không còn hoảng loạn quá mức. Khi chưa có bệnh thì bình tĩnh đối phó. Khi có dich đến sẽ sinh hoạt chính trị nâng cao tinh thần tư tưởng.

Hiện nay BV có ba đội chống dịch lưu động trong đó nòng cốt nhân viên của khoa, khi địa phương có dịch yêu cầu tăng cường thì sẽ có đội tăng cường xuống, hoặc xây dựng bệnh viện dã chiến.

Tư tưởng của bệnh nhân khiến bác sĩ băn khoăn
Cho đến nay, điều khiến bác sĩ lo ngại nhất là phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bác sĩ Cấp kể những người không hiểu biết sẽ chủ quan không chịu chấp hành cách ly, điều đó rất nghiêm trọng, cưỡng bức cách ly rất khó khăn nhất là trong thành phố. Còn trường hợp thứ hai là  một số người bệnh khác không chủ quan nhưng hoảng loạn thì tổ chức cách ly khó khăn. Cả hai thái cực đều nguy hiểm.

Bản thân họ không chịu cách ly họ bỏ về, bệnh viện không thể giữ họ được, không trói bắt. Họ cố tình chống đối là thực tế đã xảy ra ở nước ta. Chính vì thế, bác sĩ Cấp cho biết rất cần có sự hỗ trợ của cơ quan công an. Người bệnh sợ quá hoảng loạn, hoặc không có nguy cơ bị bệnh họ đổ dồn về thì quá tải. Tổ chức cách ly trong quá tải rất khó khăn. Sự quá tải không phân luồng, phân tuyến tăng nguy cơ bị bệnh.

Nếu một người biết họ bị bệnh, các điều trị chỉ là hỗ trợ. Hiện nay, ở Châu Phi người ta sẽ tìm cách chạy đi bấu víu vào các hi vọng khác, các thang thuốc nhảm, thầy cúng và cho đến bây giờ chưa có dịch đã từng có tin đồn nhảm hưởng dẫn phòng chữa Ebola. Khi thực tế xảy ra như thế người ta chữa chạy theo phương pháp đó thì nguy cơ sẽ tương đối lớn.
Về phần mình, bác sĩ Cấp cho biết "phía nhân viên y tế đều biết đây là bệnh lý, bệnh nguy hiểm với cán bộ y tế. Tại Châu Phi thầy thuốc bị bệnh nhiều, hay như dịch SARD, nếu nhân viên y tế không lo ngại cũng không phải. Nhưng cho đến thời điểm này, bác sĩ đều hiểu biết và tự tin sẽ cố hết sức. Xác định như lính cứu hỏa lao vào lửa cũng nguy hiểm nhưng nếu kỹ năng hoàn chỉnh sẽ tự tin lao vào chống hỏa".

Dù chưa cứu chữa trực tiếp cho bệnh nhân nhưng các bác sĩ tại Bệnh viện Nhiệt đới đều tìm đọc các tài liệu dịch. Tổ chức cách ly tốt người bệnh phối hợp tuần thủ tốt thì dịch khống chế được. Bác sĩ Cấp chia sẻ vấn đề ở Châu Phi là vấn đề cách ly, tổ chức kém nên khó khăn. Ở Việt Nam tổ chức cách ly tốt, điều trị tốt thì không có gì khó khăn về việc khống chế dịch.
infonet.vn